Giao thức Matter là gì?
Matter là một giao thức mạng chung, hay hiểu đơn giản là một “ngôn ngữ giao tiếp” chung giữa các nền tảng, cho phép các thiết bị hoạt động trên tất cả các nền tảng nhà thông minh có thể kết nối với nhau, được cung cấp bởi dự án Project Connected Home over IP (CHIP). Với nhiệm vụ của cung cấp các đường dẫn và ngôn ngữ để những thiết bị khác nền tảng có thể giao tiếp với nhau.
Do được phát triển dựa trên công nghệ IP, thế nên nó có các đặc tính và cơ chế tương tự như việc giao tiếp trong môi trường internet. Giao thức này bắt đầu như một lớp ứng dụng nằm ở trên cùng các công nghệ IP gồm ethernet, Wi-Fi, Thread và Bluetooth. Matter chỉ bổ sung thêm công nghệ để mọi thứ đơn giản và mượt mà hơn.

Mô hình mạng lưới Matter kết nối các thiết bị với nhau.
Chẳng hạn, khi mua một cảm biến thông minh được hỗ trợ Matter, bạn có thể sử dụng mà không cần phải kiểm tra xem nó có tương thích với Amazon Alexa, Google Assistant hay Apple HomeKit hay không nữa. Không chỉ vậy, các thiết bị Matter có thể tạo thành một mạng lưới đồng nhất trong ngôi nhà của bạn.
Lịch sử ra đời
Nhà thông minh muốn đồng nhất và đơn giản hóa trong quá trình sử dụng cần phải có tiêu chuẩn kết nối phổ quát, cơ bản, như cách mà hệ thống ống dẫn nước đang chạy ngầm và luôn sẵn sàng để sử dụng. Dù vậy hiện nay không chỉ có 2 hay 3 tiêu chuẩn mà lại có rất nhiều chuẩn, nhưng chưa có một tiêu chuẩn nào chung và tối ưu.
Zigbee, Z-Wave, Wi-Fi và Bluetooth đều đã được thử nghiệm và không có cái nào trong đó đủ tin cậy để trở thành giao thức vô tuyến chính thức trong vận hành nhà thông minh. Cũng chưa có thiết bị nào đủ ổn để có thể bao quát và kết nối hết tất cả các ngóc ngách của 1 ngôi nhà thông minh. Và đó là lý do mà Matter được sinh ra để giải quyết.
Dự án Project Connected Home over IP (CHIP) là nơi cho ra đời một giao thức mới với tên gọi Matter. Dự án thành lập với sự tham gia của các công ty Ikea, Samsung SmartThings và Signify / Philips Hue và nhiều công ty thành viên khác, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2019 với ngày phát hành dự kiến là năm 2020, do tác động của đại dịch nên nó đã được dời lại và sẽ chính thức có mặt trên thị trường vào cuối năm nay. Với Matter, nhà sáng lập đã đưa ra các chứng nhận tiêu chuẩn nhất định cho các nền tảng khác nhau. Và nhắm đến các thiết bị điện sử dụng IP để kết nối với hệ thống nhà thông minh.
Ưu điểm của Matter
Thay vì phải sử dụng tất cả các thiết bị trong một hệ sinh thái nhất định, giờ đây người dùng có thể sử dụng sản phẩm của bất kỳ hãng nào miễn là nó có hỗ trợ Matter. Giao thức này cung cấp và hỗ trợ trên nhiều kênh kết nối khác nhau như: Stream, Bluetooth, Wifi, Internet… Vì vậy, người dùng có thể điều khiển ngay cả khi thiết bị đó không được kết nối với Internet.

Kết nối các thiết bị và đơn giản hóa là ưu điểm Matter mang lại
Người dùng sẽ được lợi rất nhiều khi Matter ra đời, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn, tăng trải nghiệm với nhiều dòng sản phẩm hơn. Không chỉ vậy, Matter cũng đem tới những lợi ích không nhỏ cho các nhà sản xuất. Nhờ giao thức này, các nhà sản xuất không còn cần suy tính tới việc làm sao cho thiết bị có thể hoạt động tương thích với các nền tảng khác nhau nữa, từ đó có thể tập trung tốt hơn vào việc cải tiến chất lượng thực sự của các sản phẩm.
Tiêu chuẩn nhà thông minh Matter ver 1.0
Liên minh Tiêu chuẩn Kết nối (CSA) đã đưa ra thông báo chính thức rằng họ đã phát hành Matter ver 1.0 với chương trình chứng nhận Matter cho các công ty sản xuất thiết bị thông minh.

Matter ra mắt phiên bản 1.0
Việc sử dụng WiFi giúp các thiết bị đạt chuẩn Matter tương tác với nhau qua một hệ thống mạng cục bộ có băng thông cao, dễ dàng trao đổi dữ liệu qua bộ nhớ đám mây. Trong khi đó, Thread lại cung cấp một mạng lưới bảo mật cao và dễ dàng mở rộng. Cả WiFi và Thread đều hợp tác với CSA để giúp hiện thực hóa tầm nhìn hoàn chỉnh về Matter.